Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,06%, đạt mức 104,32.
Tỷ giá USD trên thế giới trong tuần qua
Trong tuần vừa qua, tỷ giá USD đã có những biến động đáng chú ý so với các đồng tiền lớn khác.
Biểu đồ biến động Chỉ số DXY trong tuần qua. Ảnh: MarketwatchMở đầu tuần, đồng USD ổn định trong khi yên Nhật giảm mạnh, chạm mức thấp nhất trong ba tháng là 153,88 JPY/USD. Biến động này phần lớn do kết quả bầu cử tại Nhật Bản, khi liên minh cầm quyền gồm Đảng Dân chủ Tự do và Đảng Công Minh mất thế đa số trong Hạ viện. Kết quả bầu cử này khiến thị trường dự đoán rằng nếu tỷ giá USD/JPY tiếp tục tăng và đạt ngưỡng 160, Bộ Tài chính Nhật Bản có thể sẽ phải can thiệp.
Cùng lúc, đồng USD tiếp tục được hỗ trợ bởi sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Mỹ, với chỉ số DXY đạt mức tăng ấn tượng 3,6% từ đầu tháng 10, đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 4-2022. Các yếu tố như niềm tin người tiêu dùng tăng cao và dự báo khả năng ứng cử viên Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 5-11 đã đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ lên cao, củng cố thêm sức mạnh cho đồng bạc xanh.
Vào ngày 31-10, tỷ giá USD bất ngờ giảm nhẹ do dữ liệu kinh tế Mỹ cho thấy tăng trưởng quý III đạt 2,8%, thấp hơn mức kỳ vọng. Chỉ số DXY ban đầu tăng lên 104,43 nhưng sau đó giảm xuống 104,06. Điều này một phần do kỳ vọng rằng Fed có thể cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tuần tới, đặc biệt khi lạm phát Mỹ tiếp tục giảm, tiến gần đến mục tiêu 2%.
Đồng EUR biến động nhẹ, tăng nhẹ lên mức 1,0857 USD vào cuối tuần, sau khi dữ liệu khu vực đồng Euro cho thấy tăng trưởng và lạm phát cao hơn dự kiến. Tuy nhiên, kỳ vọng về các động thái thận trọng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc cắt giảm lãi suất đã phần nào hạn chế đà tăng của đồng EUR.
Đồng bảng Anh cũng chịu áp lực khi Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves công bố ngân sách với mức tăng thuế lớn nhất từ năm 1993, khiến chi phí vay của chính phủ Anh tăng. Cuối tuần, đồng bảng Anh nhích nhẹ trở lại, chuẩn bị chấm dứt chuỗi năm tuần giảm so với đồng USD.
Đến ngày 2-11, đồng USD tăng trở lại khi báo cáo việc làm phi nông nghiệp Mỹ chỉ tăng 12.000 việc làm trong tháng 10, thấp hơn mức dự báo. Dù vậy, tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức 4,1%, cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn ổn định. Những dữ liệu này củng cố thêm khả năng Fed sẽ tiến hành cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách ngày 7-11.
Kết thúc tuần, thị trường tài chính tập trung vào các sự kiện lớn sắp tới như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và quyết định chính sách của Fed, cả hai đều có thể tạo ra những biến động mạnh mẽ cho tỷ giá đồng USD và các đồng tiền chính khác trong thời gian tới.
Tỷ giá USD hôm nay 3-11-2024: Đồng USD tăng “nhọc” trong tuần qua. Ảnh minh họa: ReutersTỷ giá USD trong nước hôm nay
Trên thị trường trong nước, đồng USD cũng ghi nhận xu hướng tăng, phản ánh sự linh hoạt của chính sách tiền tệ nhằm giữ ổn định thị trường ngoại hối. Theo đó, vào đầu phiên giao dịch ngày 3-11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm tuần 13 đồng, hiện ở mức 24.242 đồng.
* Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra giữ nguyên, hiện ở mức: 23.400 đồng - 25.450 đồng.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
* Tỷ giá EUR tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tăng nhẹ, hiện ở mức: 25.067 đồng - 27.706 đồng.
Tỷ giá EUR tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
* Tỷ giá yên Nhật tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tăng nhẹ, hiện ở mức: 152 đồng - 167 đồng.
MINH ANH
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.