Những ngày tết sắp đến, nhu cầu làm giò lụa ngày càng tăng cao, tuy nhiên, với một số cơ sở làm giò chả hoặc những hộ gia đình làm giò chả thường bị bở, không dai ngon. Vậy nguyên nhân là gì? Và cách làm giò lụa không bị bở như thế nào? Hãy cùng Viễn Đông tìm hiểu ngay trong bài viết ngay sau đây!
Tại sao giò lụa bị bở?
Giò bị bở thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra, sau đây, Viễn Đông sẽ chỉ ra cho bạn những nguyên nhân chính gây nên tình trạng giò bị bở, chết giò trong quá trình xay giò.
Thịt lợn “xấu”
Thường thì khi đi mua thịt lợn, nhiều người chỉ chọn thịt đùi vì “nghe bảo” thịt đùi làm giò chả là ngon nhất. Thế nhưng bạn vẫn nên chú ý xem thịt có tươi hay không? Nếu là thịt đã giết mổ lâu ngày, sẽ làm giò chả bị bở, khô và không ngon.
Thịt lợn bị bệnh không chỉ là nguyên nhân gây bở giò mà còn rất nguy hiểm, là nguyên nhân gây ra các loại bệnh khác cho bạn. Loại thịt này rất “xấu” và khi lất loại thịt này để xay thịt làm giò thì giò sẽ không được mịn nhuyễn như các dòng thịt tươi. Cây giò khi làm xong cũng không có được độ dai, giòn như thường.
Hơn nữa, bạn nên mua thịt tại những nơi giết mổ thịt uy tín, vừa để đảm bảo thịt được bán ngay sau khi giết mổ, vừa để đảm bảo lợn không được cho tiêm những loại thuốc tăng trọng. Việc mua phải lợn tiêm, hoặc cho ăn các loại tăng trọng sẽ làm hỏng quá trình xay giò, giò bị vữa, bị nhũng lỏng như cháo, không có độ kết dính và không thể làm giò chả được.
Bạn có thể nhận biết những loại thịt đã sử dụng thuốc tăng trọng bằng cách quan sát. Thịt có thuốc tăng trọng thường căng mịn, mềm nhưng độ đàn hồi lại rất kém
Chất phụ gia
Có nhiều loại phụ gia bạn có thể cho thêm để tạo ra độ dai ngon của giò mà vẫn đảm bảo được sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu thật kĩ chức năng và thành phần của các loại phụ gia khi cho vào trong mẻ giò của bạn, phụ gia sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới độ kết dính của giò, độ dai và giòn cũng như hương vị của giò.
Để đảm bảo chất lượng của giò không bị bở cũng như độ an toàn, bạn không nên dùng các phụ gia độc hại mà thay bằng bột ngô, bột năng nhé.
Thời gian hấp giò
Thời gian hấp giò cũng là một yếu tố quan trọng gây ra nguyên nhân khiến giò bị bở. Có 2 trường hợp đối với thời gian hấp giò chả
- Hấp giò trong thời gian ngắn, không đủ thời gian sẽ khiến giò chả không chín kĩ và nhanh hư hỏng
- Hấp giò quá thời gian sẽ làm giò chả chảy mỡ và bị bở
Nên sử dụng tủ hấp giò chả công nghiệp để đảm bảo thời gian hấp giò chính xác, vừa đủ thông qua hệ thống điều chỉnh nhiệt tự động.
Nhiệt sinh ra trong quá trình xay giò
Đây là nguyên nhân “chủ chốt” gây ra tình trạng chết giò, khiến giò bị bở mà chúng ta cần lưu ý nhất. Với thời đại công nghệ như hiện nay, người ta thường sử dụng các dòng máy xay giò chả để xay thịt làm giò, mỗi mẻ chỉ cần 3 - 5 phút là xong. Tuy nhiên, lại có rất nhiều người do sơ ý hay chưa có kinh nghiệm lại để thịt xay quá lâu, khiến thịt gần như bị chín khiến mẻ giò bị bở, không ngon.
Sử dụng máy xay giò chả 1kg hay máy xay giò chả 2kg nhưng vẫn xảy ra tình trạng chết giò?
Hiện nay, dù là dòng máy xay giò chả mini hay dòng máy xay giò chả công nghiệp thì Viễn Đông cũng đều thiết kế thêm khoang đựng đá riêng biệt, chỉ cần cho đá lạnh vào khoang giữa 2 nồi, làm giảm thiểu tình trạng chết giò. Thế nhưng, cũng không vì thế mà bạn xay giò quá lâu cũng sẽ khiến xảy ra tình trạng “chết giò”
Vậy, cách làm giò lụa không bị bở là gì?
Với những nguyên nhân đã được lưu ý như trên, sau đây, Viễn Đông sẽ hướng dẫn bạn cách làm giò lụa không bị bở hiệu quả nhất!
Nguyên liệu cho cách làm giò lụa không bị bở:
- Thịt heo : 500gram
- Bột năng hoặc bột bắp : 30gram
- Nước mắm : 1 mc
- Bột nêm : 1/2 muỗng cafe
- Đường : 1/2 muỗng cafe
- Bột tiêu trắng : 1 muỗng cafe (tiêu trắng sẽ làm giò không bị đen)
- Bột nở : 15g
Cách làm giò lụa không bị bở
Bước 1: Bỏ đá vào khoang chứa đá của máu xay thịt làm giò chả gia đình
Bước 2: Thịt heo cắt nhỏ vừa phải, sau đó cho vào máy xay giò chả gia đình và tiến hành xay giò. bạn nên lưu ý (thịt phải có mỡ và nạc, không nên dùng tịt nguyên nạc khiến giò rất khô, không ngon)
Sử dụng máy xay giò chả mini 1kg hay các dòng máy xay công nghiệp khác sẽ giảm thiểu tình trạng chết giò
Bước 3: Sau khoảng 10 - 15s, cho những gia vị đã chuẩn bị: bột bắp, bột nở, đường, bột nêm, tiêu trắng, nước mắm vào máy xay thịt làm giò chả mini rồi tiếp tục đậy nắp máy lại khoảng 5s rồi mở ra, cầm cần điều khiển lắc cối xay cho việc cuộn đảo thịt tốt hơn
Bước 4: Xay thêm khoảng 2 phút nữa thì tắt máy, nghiêng cối xay và đổ giò sống ra ngoài.
Sau khi làm giò sống, tiến hành gói giò bằng lá chuối hoặc giấy bóng kính
Bước 1: Trải 1 miếng màng bọc thực phẩm xuống bàn. Sau đó, cho 3 miếng lá chuối to lên, rồi mới lấy giò sống cho vào giữa. Để giò sống không dính tay bạn thấm vào tay 1 ít nước lạnh.
Bước 2: Nắm hai mép lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau, sau đó gói lại (Giống như gói bánh tét).
Bước 3: Gấp 1 đầu giò lại, dựng đứng cây giò lên, cắt bớt phần dư nếu lá dư nhiều. Dùng tay ấn mình giò sống rồi gấp lại. Đầu bên kia bạn cũng làm như thếvà cột dây dọc.
Bước 4: Bây giờ bạn lăn tròn cho đòn giò tròn tròn rồi cột dây ngang.
Ngoài cách gói giò trên, bạn cũng có thể sử dụng khuôn làm giò để tạo hình giò sống thêm chuẩn. Tuy nhiên, sử dụng khuôn làm chả lụa sẽ khiến giò không còn mùi thơm đúng chuẩn nữa
Tiếp đến, bạn tiến hành đêm giò đi hấp bằng tủ hấp
Cho giò vào tủ hấp giò chả hấp 30 - 45 phút kể từ khi nước sôi. Khi giò chín bạn lấy ra. Lăn đòn giò lên bàn, và để ráo nước. Với bước này, bạn nên tính chuẩn thời gian để lấy giò ra, tránh trường hợp giò chưa chín đã lấy ra hoặc sơ ý để giò hấp quá thời gian quy định sẽ làm hỏng giò.
Trên đây là tổng hợp nguyên nhân gây nên tình trạng bở giò và cách làm giò lụa không bị bở. Để biết thêm thông tin chi tiết về dòng sản phẩm máy xay giò chả, liên hệ ngay với Viễn Đông tại chi nhánh gần nhất
>>> 3 lí do bạn nên kinh doanh giò chả quanh năm