Chấn thương đầu gối có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau. Một số trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, phần lớn chấn thương ở đầu gối cần được can thiệp y tế để chữa lành thương tổn hoàn toàn, đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối.
Khớp gối cấu tạo từ 3 đoạn xương chính là xương đùi, xương bánh chè và xương chày. Cả 3 đều có khả năng nứt hoặc thậm chí gãy kín do té ngã, tai nạn xe cộ hoặc va chạm mạnh.
Thực tế, các bác sĩ cho biết, tỷ lệ gãy xương kín ở xương bánh chè nhiều hơn hẳn so với các đoạn xương còn lại. Ngoài ra, chứng loãng xương cũng có thể góp phần dẫn đến tình trạng chấn thương này.
Dây chằng chéo trước (ACL) chịu trách nhiệm cho chuyển động gập duỗi của khớp gối và giữ cho xương chày không trượt ra phía trước xương đùi. Tình trạng chấn thương ở dải mô mềm này được chia thành 3 cấp độ khác nhau, bao gồm:
Vận động viên của những môn mang tính đối kháng cao như bóng đá, khúc côn cầu… là đối tượng dễ bị chấn thương dây chằng chéo trước nhất. Tuy nhiên, chấn thương thể thao không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên vấn đề trên. Đột ngột đổi hướng khi đang di chuyển với tốc độ cao cũng có thể gây rách dây chằng.
Giống như tên gọi, dây chằng chéo sau nằm phía sau khớp gối. Vai trò của dải mô liên kết này cũng là ổn định cấu trúc đầu gối, bằng cách ngăn xương chày không trượt ra phía sau quá xa.
Chấn thương dây chằng chéo sau thường xảy ra do va chạm mạnh vào mặt sau đầu gối hay duỗi khớp đầu gối quá mức trong quá trình chơi thể thao hoặc tai nạn.
Nhiệm vụ của dây chằng trong là liên kết xương đùi với xương ống chân ở mặt trong của đầu gối. Chấn thương dây chằng trong thường xảy ra do tác động trực tiếp lên mặt ngoài khớp gối khiến đầu gối bị xoay hoặc sụp vào trong làm dây chằng bị kéo căng hoặc rách.
Dây chằng ngoài có tác dụng ổn định mặt ngoài của đầu gối bị tổn thương do mặt trong đầu gối bị tác động lực mạnh khiến đầu gối xoay ra ngoài hoặc do thay đổi tư thế đột ngột khi hoạt động. Mặc dù chấn thương dây chằng ngoài khớp gối hiếm khi xảy ra so với những dây chằng khác, thế nhưng mức độ tổn thương cũng vô cùng nghiêm trọng.
Thông tin tham khảo: > Giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi? > Nhận biết tình trạng đứt dây chằng đầu gối > Chấn thương dây chằng đầu gối thường bị bỏ quaTình trạng xương đùi và xương chày trượt khỏi vị trí ban đầu gọi là trật khớp gối. Cấu trúc khớp gối bị biến dạng hoặc chấn thương do va chạm mạnh là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này.
Một dạng chấn thương đầu gối phổ biến khác là rách sụn chêm. Bộ phận này chịu trách nhiệm bảo vệ đầu xương chày và xương đùi không cọ xát khi vận động để tránh gây bào mòn xương dẫn tới thoái hóa.
Bị áp lực đè nặng là nguyên nhân chủ yếu khiến sụn chêm khớp gối rách. Điều này có thể liên quan đến thói quen vận động mạnh hoặc sai cách, ví dụ như thường xuyên đứng bật dậy quá nhanh từ tư thế ngồi xổm.
Mặt khác, đôi khi sụn chêm bị rách cũng có thể là hệ quả từ tình trạng thoái hóa khớp gối.
Dải chậu chày là mô liên kết kéo dài từ hông đến xương chày ở mặt ngoài đầu gối. Ở đầu gối, bộ phận này đóng vai trò hỗ trợ khớp gối chuyển động.
Việc lặp đi lặp lại động tác co duỗi đầu gối trong thời gian dài có thể gây chấn thương dải mô mềm trên, dẫn đến hội chứng dải chậu chày gây đau vùng ngoài khớp gối và có thể lan lên đùi hoặc mông. Vận động viên điền kinh, đặc biệt những người thường xuyên chạy cự ly dài, là đối tượng dễ rơi vào trường hợp này nhất.
Viêm khớp làm cho khớp và vùng xung quanh khớp bị sưng lên vô cùng khó chịu. Lúc này, người bệnh không chỉ đau mà còn phải đối mặt với tình trạng cứng khớp, chuyển động bị hạn chế và đôi khi có cảm giác lạo xạo bên trong khớp gối khi cử động. Bên cạnh yếu tố di truyền, chấn thương cũng có thể góp phần gây viêm xương khớp.
> Tìm hiểu thêm về viêm khớp gối TẠI ĐÂY
Bao hoạt dịch là lớp đệm giữa phần xương và các mô mềm như dây chằng, gân, cơ. Chứng năng của bao hoạt dịch là giúp các cử động được trơn tru và nuôi dưỡng phần sụn khớp. Vì nhiều nguyên nhân như áp lực và chấn thương, bao hoạt dịch bị viêm và dẫn tới tình trạng đau nhức hoặc sưng viêm tại vùng khớp.
Mọi người đều có nguy cơ bị bong gân đầu gối khi chơi thể thao, lao động, té… Nguyên nhân là khi bị một lực tác động đột ngột, một hoặc nhiều dây chằng ở gối bị kéo giãn hoặc rách dẫn đến bong gân. Mức độ bong gân ở mỗi người có thể khác nhau: từ nhẹ, vừa phải cho đến vô cùng nghiêm trọng.
Sau khi bị chấn thương đầu gối, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra. Tại đây, người bệnh sẽ được làm các kiểm tra hình ảnh để xác định vị trí và mức độ bị tổn thương. Cụ thể:
Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh nên được thực hiện ngay sau khi chấn thương, giúp đánh giá mức độ tổn thương của xương khớp một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Khác với X-quang, chụp MRI được thực hiện sau 2 - 3 tuần kể từ khi bị chấn thương, tức khi đầu gối đã hết phù nề và không còn máu tụ trong khớp. Kết quả kiểm tra sẽ giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương (nếu có) ở cái phần mô mềm quanh đầu gối như sụn, dây chằng, gân và cơ.
Nếu cơn đau đầu gối do bị chấn thương không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể giảm đau tại nhà bằng các phương pháp sau:
Nếu tình trạng đau đầu gối kéo dài hơn 1 tuần và cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp.
Đây là phương pháp điều trị được áp dụng nếu tổn thương dây chằng hoặc sụn khớp không quá nặng để phẫu thuật. Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp bảo tồn:
Bài tập giảm đau đầu gối mỗi ngày cùng Phòng khám ACC
Nếu sau khi bị chấn thương, dây chằng hoặc sụn chêm của đầu gối bị rách và không có khả năng tự hồi phục thì phải tiến hành phẫu thuật. Thông thường phẫu thuật nội soi là phương pháp được thực hiện sau khi đầu gối đã hết sưng và biên độ khớp đã được phục hồi tương đối. Cụ thể, những trường hợp thường được chỉ định phẫu thuật bao gồm:
Tập luyện rất quan trọng đối với bệnh nhân bị chấn thương khớp gối dù có phẫu thuật hay không. Quá trình này sẽ làm tăng sức mạnh cho các cơ chi dưới, duy trì biên độ khớp gối, từ đó giúp bệnh nhân sớm trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Trong trường hợp nếu bệnh nhân điều trị chấn thương bằng phẫu thuật, bác sĩ sẽ thiết kế các bài tập phục hồi chức năng để ổn định cấu trúc khớp và cải thiện vận động. Cường độ luyện tập sẽ được thay đổi tùy giai đoạn hồi phục để người bệnh có thể vận động gần như lúc ban đầu (trước khi bị chấn thương).
Bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng khớp gối
> Xem nhiều hơn tại: TOP 6 cách giảm đau khớp gối đơn giản
Bởi vì những rủi ro đi kèm của thuốc giảm đau và phẫu thuật có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, ngày nay người bị chấn thương đầu gối thường tìm kiếm cách điều trị hiệu quả và an toàn hơn để thay thế.
Tại Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa đứng đầu trong lĩnh vực điều trị tận gốc các vấn đề cơ xương khớp, bao gồm cả chấn thương đầu gối, mà không cần đến thuốc hay phẫu thuật.
Đối với từng loại chấn thương đầu gối, các bác sĩ tại phòng khám ACC sẽ đề xuất hướng điều trị khác nhau, chẳng hạn như:
Cấu trúc xương khớp đầu gối bị sai lệch có thể do trật khớp hoặc hệ quả từ những vấn đề như tổn thương dây chằng, lớp sụn bị bào mòn… Trong trường hợp này, điều chỉnh lại những sai lệch vị trí của các bộ phận ở đầu gối là điều cần thiết. Trị liệu Thần kinh cột sống (Chiropractic) được đánh giá là giải pháp hiệu quả và an toàn. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng lực tay để nắn chỉnh các cấu trúc xương khớp về đúng vị trí, đồng thời kích hoạt khả năng tự chữa lành chấn thương ở khớp gối và các bộ phận xung quanh. Nhờ đó, tình trạng đau nhức hay sưng viêm đều sẽ được loại bỏ hoàn toàn mà không cần thuốc hay phẫu thuật can thiệp.
Sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên về Thần kinh cột sống được đào tạo bài bản 100% người nước ngoài với nhiều năm kinh nghiệm làm việc, ACC là một trong số ít đơn vị y tế có khả năng phát huy tối đa hiệu quả của giải pháp chữa chấn thương đầu gối này.
Với những trường hợp các mô mềm như dây chằng, dải chậu chày… chịu thương tổn, ngoài việc điều trị bằng Trị liệu thần kinh cột sống, các bác sĩ ở ACC sẽ xây dựng phác đồ điều trị kết hợp với liệu pháp sóng xung kích Shockwave và tia Laser cường độ cao thế hệ IV nhằm kích thích quy trình tái tạo tế bào, nhờ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi ở những mô bị chấn thương.
Chấn thương là biến cố xảy ra ngoài mong muốn nên khó có thể phòng ngừa hoàn toàn. Tuy vậy, bạn vẫn có thể xây dựng một số thói quen tốt để hạn chế rủi ro tổn thương ở đầu gối, chẳng hạn như:
Mỗi loại chấn thương đầu gối có thể được điều trị hiệu quả bằng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau. Điều trị càng sớm, hiệu quả điều trị càng cao. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ khớp gối đang chịu tổn thương, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa uy tín để được kiểm tra và chữa trị kịp thời, hiệu quả và an toàn.
Xem thêm bài viết liên quan: > Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống cảnh báo bệnh gì? > Nguyên nhân và cách ngăn ngừa đau gối sau khi chạy bộ > Đau đầu gối khi ngồi xổm là triệu chứng của bệnh gì? > Đau đầu gối khi đá bóng: chớ nên xem thường!
Link nội dung: https://suckhoegd.com/11-loai-chan-thuong-dau-goi-thuong-gap-va-cach-dieu-tri-a14537.html