Trái phiếu chính phủ là một sản phẩm đầu tư phổ biến và được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm trên thị trường chứng khoán. Trái phiếu chính phủ được coi là một kênh đầu tư khá ổn định, mang lại nguồn thu nhập cố định hàng năm từ tiền lãi.
Rất nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư tài chính quan tâm tới sản phẩm trái phiếu chính phủ nhất là trong các thời kỳ nền kinh tế có. TOPI giới thiệu thông tin chi tiết về đặc điểm và cách mua đầu tư trái phiếu chính phủ.
Khái niệm trái phiếu Chính phủ được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP, là loại trái phiếu được phát hành bởi Bộ Tài chính để huy động vốn cho ngân sách Nhà nước hoặc cho các chương trình và dự án nằm trong phạm vi đầu tư của Nhà nước.
Mệnh giá phát hành trái phiếu Chính phủ được quy định tại Nghị định 95/2018/NĐ-CP là 100.000 VND hoặc bội số của 100.000 VND.
Bản chất của trái phiếu Chính phủ chính là giấy tờ/chứng chỉ/bút toán ghi nhận nghĩa vụ phải trả nợ của Nhà nước đối với người nắm giữ trái phiếu.
Trái phiếu chính phủ có hình thức ban đầu là chứng chỉ, sau đó xuất hiện thêm hình thức bút toán ghi sổ.
Trái phiếu chính phủ được phát hành với mục đích tín dụng nhà nước (nhà nước vay vốn) nên loại hình trái phiếu này ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước và quyền lợi của người sở hữu trái phiếu. Chính điều này làm nên sự an toàn gần như không có rủi ro và tạo sự tin tưởng với nhà đầu tư.
Trái phiếu chính phủ là một trong những kênh đầu tư an toàn
Có 3 loại trái phiếu Chính phủ:
Tín phiếu kho bạc: Loại trái phiếu này có kỳ hạn 13 tuần, 26 tuần cho đến 52 tuần. Tùy theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường, Bộ Tài chính có thể đưa ra các kỳ hạn khác nhưng không được vượt quá 52 tuần.
Trái phiếu kho bạc: Loại trái phiếu này có kỳ hạn 01 năm trở lên. Đơn vị thanh toán và phát hành có thể bằng VNĐ hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Công trái xây dựng Tổ quốc: Loại trái phiếu này cũng có kỳ hạn từ 01 năm trở lên, nhằm mục đích huy động vốn phục vụ đầu tư xây dựng những công trình quan trọng của quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ đời sống và sản xuất cho người dân, cho đất nước.
Các loai trái phiếu chỉnh phủ phổ biến trên thị trường
Trái phiếu chính phủ có 2 đặc điểm đặc biệt biến nó thành một trong những loại sản phẩm tài chính an toàn nhất trên thị trường.
Trái phiếu Chính phủ có chủ thể là Bộ tài chính. Bộ tài chính ủy quyền cho Kho bạc nhà nước, phát hành trái phiếu chính phủ dưới hình thức đấu thầu theo quy định pháp luật.
Chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ được bảo lãnh là các doanh nghiệp, ngân hàng nhà nước, tổ chức tài chính và tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh của Chính phủ.
Trái phiếu chính phủ được đánh giá là có tính an toán nhất trên thị trường chứng khoán
Bất cứ tổ chức hoặc cá nhân trong nước hoặc nước ngoài, tuy nhiên, tổ chức mua trái phiếu Chính phủ không được sử dụng kinh phí của Ngân sách Nhà nước.
Công dân Việt Nam đang sống trong nước hoặc làm việc tại nước ngoài người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam mọi lĩnh vực. Ngoài ra có các công ty bảo hiểm, tài chính, tổ chức thương mại, ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư…
Công ty hoặc tổ chức có voosnd dầu tư nước ngoài hiện đang hoạt động tại Việt Nam.
Trái phiếu chính phủ có 3 ưu điểm sau:
- Độ tin cậy cao: Ưu điểm lớn nhất của trái phiếu chính phủ chính là độ tin cậy, bởi chủ thể phát hành của nó chính là nhà nước.
- Dễ dàng nắm bắt thông tin: Các thông tin của trái phiếu Chính phủ sẽ được cập nhật liên tục trên cổng thông tin điện tử của sở giao dịch chứng khoán công khai.
- Chọn lọc nhà đầu tư kỹ: Khác với các loại hình trái phiếu khác, không phải nhà đầu tư nào cũng mua được trái phiếu chính phủ do chủ thể phát hành sẽ lựa chọn những nhà đầu tư đủ điều kiện để thực hiện giao dịch.
Lợi ích khi mua trái phiếu chính phủ
Bên cạnh đó, trái phiếu chính phủ có 2 nhược điểm
- Lãi suất thấp: So với trái phiếu doanh nghiệp và các sản phẩm tài chính khác, trái phiếu chính phủ có lãi suất thấp hơn, sẽ không mang lại cho nhà đầu tư lợi nhuận kì vọng cao.
- Quy trình đầu tư phức tạp: Muốn đầu tư trái phiếu chính phủ, nhà đầu tư cần trải qua một quá trình theo quy định của bộ Luật Nhà nước.
Có thể nhận thấy, ưu điểm lớn nhất của trái phiếu chính phủ là mức độ an toàn, tin cậy và nhược điểm của nó là lãi suất thấp, quy trình đầu tư có thủ tục phức tạp. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi có nên mua trái phiếu chính phủ không? TOPI xin tư vấn là nên đầu tư, đặc biệt là với những nhà đầu tư đặt sự an toàn lên hàng đầu, và gợi ý nên chuyển sang hình thức đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nếu nhà đầu tư kỳ vọng mức lãi suất cao hơn.
Dựa vào các phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ ở trên, để mua được TPCP thì nhà đầu tư có thể mua thông qua môi giới, qua tổ chức bảo lãnh, qua các quỹ, mua từ nhà đầu tư khác bán lại hoặc mua trực tiếp từ tổ chức phát hành (mua riêng lẻ).
Tại Việt Nam, nhà đầu tư sẽ mua chứng chỉ quỹ thông qua đại lý được ủy quyền phân phối. Mỗi tài khoản sẽ chỉ được phép mua một lượng trái phiếu với tỷ lệ nhất định (tùy thuộc từng lĩnh vực ngành).
Nhà đầu tư có thể chọn cho mình 1 trong 2 cách mua trái phiếu chính phủ đơn giản như sau:
1. Sở giao dịch chứng khoán áp dụng phương pháp giao dịch thỏa thuận đối với các giao dịch trên hệ thống.
2. Các phương pháp giao dịch thỏa thuận:
- Giao dịch thỏa thuận điện tử: Là hình thức giao dịch với cam kết chắc chắn và thực hiện ngay khi có người lựa chọn mà không cần xác nhận lại.
- Giao dịch thỏa thuận thông thường: Đây là hình thức giao dịch các bên tự thỏa thuận bằng công cụ: gửi tin nhắn trên hệ thống hoặc liên hệ bên ngoài hệ thống về các điều kiện giao dịch, sau đó báo cáo kết quả vào hệ thống để xác lập giao dịch.
Mua trái phiếu do chính phủ phát hành an toàn, nhanh chóng
Lãi suất trái phiếu phụ thuộc theo thông báo của Kho bạc Nhà nước có thể là lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu. Tỷ lệ nằm trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
Công thức áp dụng với trái phiếu có kỳ hạn trả lãi đầu tiên ngắn hơn so với các kỳ trả lãi tiếp theo:
Số tiền thanh toán lãi suất trái phiếu kỳ trả lãi đầu tiên = (Mệnh giá trái phiếu x lãi suất danh nghĩa (%/năm) x số ngày thực tế trong kỳ hạn lãi đầu tiên)/ (số kỳ hạn trả lãi 1 năm x số ngày trong kỳ trả lãi theo giả định khi thực hiện thanh toán)
Công thức áp dụng với tiền lãi thanh toán của một trái phiếu Chính phủ trong các kỳ tiếp theo:
Tiền lãi nhận được của 1 trái phiếu chính phủ trong các kỳ trả lãi tiếp theo = (Mệnh giá trái phiếu x lãi suất danh nghĩa)/ số kỳ hạn thanh toán lãi trong 1 năm.
Nhà đầu tư quan tâm thêm lãi suất của trái phiếu Chính phủ xem ở trang điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán. Và khi mua trái phiếu Chính phủ thì lãi suất của trái phiếu sẽ được ghi trên trái phiếu mà NĐT sở hữu
Theo Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện và điều khoản của trái phiếu Chính phủ như sau:
Về kỳ hạn:
Kỳ hạn chuẩn của trái phiếu Chính phủ là 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm hoặc 50 năm. Các ký hạn khác sẽ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo từng thời kỳ.
Về đơn vị tiền thanh toán và phát hành:
Là Việt Nam đồng. Đối với trường hợp phát hành bằng đồng ngoại tệ thì sẽ thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của trái phiếu ngoại tệ.
Về hình thức:
Tùy thuộc vào phương thức phát hành mà hình thức trái phiếu Chính phủ có thể là chứng chỉ, bút toán ghi sổ, dữ liệu điện tử hoặc được quyết định cụ thể bởi chủ thể tổ chức phát hành.
Về phương thức thanh toán (gốc + lãi):
Định kỳ 06 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần hoặc thanh toán duy nhất 01 lần vào ngày đáo hạn, người mua sẽ nhận được tiền lãi. Chủ thể phát hành sẽ có thông báo cụ thể về vấn đề này.
Với tiền đầu tư gốc tương ứng, sẽ thanh toán 01 lần duy nhất vào ngày đáo hạn hoặc thanh toán trước hạn tùy thuộc theo chủ thể phát hành.
Những điều quy định về trái phiếu chính phủ mà nhà đầu tư nên biết
Phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ được quy định tại Khoản 7 Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP gồm đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành và phát hành riêng lẻ.
Đối với phương thức đấu thầu:
Được quy định tại Điều 15 Nghị định 95/2018/NĐ-CP, thông qua tổ chức đấu thầu (đấu thầu về lãi suất) để bán trái phiếu cho các đối tượng muốn mua.
Các đối tượng tham gia gồm: nhà tạo lập thị trường, bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào muốn mua, các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí, quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách.
Hình thức thực hiện: Đấu thầu cạnh tranh lãi suất hoặc đấu thầu kết hợp cả cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất.
Tổ chức: chủ thể phát hành trực tiếp hoặc thông qua sở giao dịch chứng khoán.
Đối với phương thức bảo lãnh:
Được quy định tại Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP, là phương thức thông qua tổ hợp bảo lãnh phát hành bán trái phiếu Chính phủ.
Các tổ chức bảo lãnh phát hành có thể là:
Tổ chức bảo lãnh chính và/hoặc tổ chức đồng bảo lãnh chính;
Tổ chức bảo lãnh phát hành và/hoặc tổ chức đồng bảo lãnh phát hành.
Các tổ chức bảo lãnh này phải đảm bảo có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, cung cấp dịch vụ bảo lãnh theo đúng quy định của pháp luật và có phương án bảo lãnh khả thi đáp ứng được yêu cầu của chủ thể phát hành.
Quy trình:
Bước 1: lựa chọn tổ chức bảo lãnh, các thông tin mà Kho bạc Nhà nước sẽ bao gồm: khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành, kỳ hạn dự kiến, định hướng lãi suất và thời gian dự kiến phát hành.
Bước 2: Tổ chức bảo lãnh trúng thầu tổng hợp nhu cầu mua của các nhà nhà đầu tư theo các thông tin mà Kho bạc Nhà nước đã cung cấp.
Bước 3: Thỏa thuận đàm phán giữa Kho bạc và tổ chức bảo lãnh về khối lượng, điều kiện, điều khoản của trái phiếu và các chi phí bảo lãnh kèm nội dung liên quan.
Bước 4: Ký hợp đồng bảo lãnh.
Bước 5: Phát hành trái phiếu Chính phủ theo những khối lượng đã chốt, phần còn thừa nếu phân phối không hết thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm mua hết.
Đối với phương thức phát hành riêng lẻ:
Được quy định tại Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP, là phương thức bán trực tiếp cho những đối tượng có nhu cầu mua.
Kho bạc Nhà nước sẽ làm bản báo cáo bao gồm: đối tượng mua, khối lượng dự kiến phát hành, kỳ hạn, lãi suất sự kiến và thời gian dự kiến phát hành - gửi cho Bộ Tài chính. Khi được sự chấp thuận của Bộ tài chính thì sẽ bán trực tiếp cho các nhà đầu tư.
Đầu tư trái phiếu thường được coi là không có rủi ro, vì Chính phủ có thể in thêm tiền hoặc tăng tiền thuế nên luôn có khả năng trả nợ trái phiếu khi đáo hạn. Bên cạnh đó còn nhiều lợi ích không thể bỏ qua như:
Những rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ
- Chủ sở hữu trái phiếu Chính phủ chắc chắn được đảm bảo thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi theo đúng hạn định. Vì vậy, trái phiếu Chính phủ được đánh giá ít rủi ro.
- Có thể chuyển nhượng, cho, tặng, thức kế hoặc chiết khấu, cầm cố trái phiếu Chính phủ miễn tuân thủ đúng luật.
- Các tổ chức mua trái phiếu Chính phủ xem đây như một công cụ phòng ngừa rủi ro nhưng vẫn có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.
- Trường hợp ngân hàng có nguy cơ bị phá sản hay lãi suất gửi tiết kiệm có xu hướng giảm thì lúc này mua trái phiếu rất có lợi.
Xem thêm: https://topi.vn/trai-phieu-ngan-hang.html
So với hình thức đầu tư khác trên thị trường chứng khoán, trái phiếu Chính phủ là một mô hình đầu tư rất an toàn, ổn định cho những nhà đầu tư không thích mạo hiểm nhưng vẫn muốn có nguồn thu nhập cố định hàng năm từ tiền lãi, đồng thời, có thể dễ dàng trao đổi mua bán với các nhà đầu tư khác. Mong rằng những thông tin mà TOPI cung cấp về trái phiếu chính phủ sẽ giúp bạn có thêm một kênh đầu tư tối ưu. Chúc bạn thành công!
Link nội dung: https://suckhoegd.com/trai-phieu-chinh-phu-la-gi-dac-diem-va-cach-mua-trai-phieu-chinh-phu-a14061.html