Điểm tín dụng CIC là gì? Cách thức kiểm tra CIC cá nhân

Điểm tín dụng CIC là gì? Cách thức kiểm tra CIC cá nhân

Điểm tín dụng CIC là gì? Cách thức kiểm tra CIC cá nhân (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Điểm tín dụng CIC là gì?

Điểm tín dụng là một chỉ số phản ánh mức độ tín nhiệm của người vay. Điểm số đó cho biết khả năng một khách hàng vay có thể trả nợ và thanh toán các khoản vay đầy đủ và đúng hạn. Điểm tín dụng càng cao tương ứng với rủi ro không thanh toán được các khoản nợ càng thấp và khả năng tiếp cận tín dụng càng cao.

Mỗi cơ quan, tổ chức thực hiện chấm điểm tín dụng sẽ có các thang điểm tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau. Tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), điểm tín dụng là kết quả của quá trình tính toán kết hợp các thông tin tín dụng của người vay bao gồm thông tin định danh, thông tin về dư nợ của khách hàng, lịch sử thanh toán các khoản vay và một số thông tin liên quan khác.

2. Mục đích của hoạt động thông tin tín dụng (CIC)

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2013/TT-NHNN thì mục đích của hoạt động thông tin tín dụng nhằm tạo lập Cơ sở dữ liệu Thông tin tín dụng quốc gia (CIC) để hỗ trợ:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thực hiện chức năng quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng, góp phần bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Tổ chức tín dụng ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

- Khách hàng vay trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các tổ chức cấp tín dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

3. Cách thức kiểm tra CIC cá nhân

3.1. Kiểm tra CIC cá nhân trên website

Bước 1: Truy cập vào website https://cic.gov.vn/ và bấm vào ô “Đăng ký” phía trên góc phải màn hình.

Điểm tín dụng CIC là gì? Cách thức kiểm tra CIC cá nhân

Bước 2: Nhập thông tin đăng ký, bao gồm các nội dung như sau:

- Họ và tên;

- Ngày sinh;

- Số điện thoại;

- Số CMND/CCCD; ngày cấp; nơi cấp.

- Email;

- Giới tính;

- Ảnh CMND/CCCD (mặt trước, mặt sau, chân dung)

- Địa điểm;

Điểm tín dụng CIC là gì? Cách thức kiểm tra CIC cá nhân

Bước 3: Thiết lập mật khẩu

Điểm tín dụng CIC là gì? Cách thức kiểm tra CIC cá nhân

Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại mà đã đăng ký, sau đó ấn “tiếp tục“

Bước 5: Nhân viên CIC sẽ gọi điện thoại cho bạn để xác thực thông tin qua hình thức hỏi - đáp

Bước 6: Sau khi tạo tài khoản thành công, kết quả đăng ký, tên đăng nhập, mật khẩu sẽ được gửi qua SMS/Email của bạn.

Bước 7: Đăng nhập vào hệ thống CIC, và kiểm tra lịch sử tín dụng ở phần thông tin cá nhân.

3.2. Kiểm tra CIC cá nhân trên ứng dụng CIC Credit Connect

Bước 1: Tải về cài đặt ứng dụng CIC cho điện thoại.

Điểm tín dụng CIC là gì? Cách thức kiểm tra CIC cá nhân

Bước 2: Đăng ký tài khoản CIC theo các bước yêu cầu của hệ thống

Bước 3: Đăng nhập tài khoản khi CIC xét duyệt thành công. Quá trình xét duyệt có thể mất 1-3 ngày ngày làm việc hành chính.

Bước 4: Sử dụng tính năng tra cứu kiểm tra nợ xấu theo các bước yêu cầu của hệ thống

Bước 5: Nhận kết quả tra cứu

4. Trách nhiệm phối hợp của các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước với CIC

Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 03/2013/TT-NHNN (sửa đổi tại Thông tư 27/2017/TT-NHNN) thì trách nhiệm phối hợp của các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước với CIC như sau:

- Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng

+ Cung cấp cho CIC các thông tin sau: danh sách tổ chức tín dụng, chi nhánh, đơn vị trực thuộc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, giải thể, phá sản, mua bán, sáp nhập; cổ đông hoặc thành viên sáng lập, cổ đông lớn của tổ chức tín dụng; vốn tự có của tổ chức tín dụng và các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Chủ trì và phối hợp với CIC thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động thông tin tín dụng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Vụ Dự báo, thống kê cung cấp cho CIC số liệu thống kê về hoạt động tín dụng của ngành;

- Vụ Quản lý Ngoại hối cung cấp cho CIC số liệu về tình hình vay, trả nợ nước ngoài của tổ chức, cá nhân trong nước theo thẩm quyền;

- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cung cấp cho CIC các trường hợp được cho vay vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước;

- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp cho CIC số liệu về tình hình vay, trả nợ nước ngoài của các tổ chức, cá nhân trong nước; phối hợp với CIC trong việc thực hiện hoạt động thông tin tín dụng trên địa bàn.

Link nội dung: https://suckhoegd.com/diem-tin-dung-cic-la-gi-cach-thuc-kiem-tra-cic-ca-nhan-a14011.html