Bài viết này Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về hối phiếu và so sánh giữa hối phiếu và lệnh phiếu.
>>>>>> Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt nhất
Hối phiếu (Bill of Exchange) là một tờ mệnh lệnh yêu cầu nhà xuất khẩu, người bán hoặc nhà cung cấp dịch vụ đòi tiền từ nhà nhập khẩu vô điều kiện, người mua hoặc nhà cung cấp và yêu cầu người đó thanh toán một số tiền nhất định khi họ thấy hối phiếu, tại một địa điểm nhất định, người thụ hưởng của hối phiếu, hoặc lệnh thanh toán của người này sang người khác.
Các chủ thể tham gia hối phiếu
- Người ký phát (drawer): Bên bán hoặc xuất khẩu
- Người bị ký phát (drawee): Bên mua hàng hoặc nhập khẩu
- Người thụ hưởng (beneficiary): Là chủ thể trực tiếp nhận khoản thanh toán hối phiếu
- Người chấp nhận (acceptor): Khi người bị ký phát chấp nhận hối phiếu, người chấp nhận có trách nhiệm thanh toán hối phiếu trong thời hạn thanh toán được thể hiện trên hối phiếu.
- Người chuyển nhượng (endorser): Người chuyển quyền thụ hưởng hối phiếu bằng cách trao tay hoặc qua thủ tục ký hậu.
- Người cầm phiếu (hold of bearer): Là người có thẩm quyền nhận hối phiếu sau khi hối phiếu được thanh toán.
- Tính trừu tượng: trong hối phiếu không bao gồm nội dung của quan hệ tín dụng, lý do phát sinh hối phiếu;
- Tính thanh toán bắt buộc: Người trả tiền có nghĩa vụ thanh toán theo nội dung của hối phiếu đòi nợ. Người thanh toán không được từ chối thanh toán vì lý do riêng của mình với người ký phát hay người ký hậu hối phiếu;
- Tính thanh khoản của hối phiếu: Một hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hoặc nhiều lần trong thời gian hiệu lực của nó.
- Phương tiện thanh toán: hối phiếu là nơi người bán thu tiền từ người mua và giúp người gửi trả nợ cho người bán;
- Phương tiện bảo đảm: hối phiếu là một chứng từ có giá trị có thể được mua, bán, cầm cố, thế chấp, v.v…
- Phương tiện cung cấp tín dụng: hối phiếu là một chứng từ có giá trị, nó có thể là một công cụ hữu hiệu để cung cấp tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng.
(1) Tiêu đề của hối phiếu
- Tiêu đề của Hối phiếu được ghi là BILL OF EXCHANGE (hay BILL OF DRAFT) được in với cỡ chữ to nhằm để phân biệt hối phiếu với các chứng khoán khác đang lưu thông trên thị trường (trường hợp không ghi tiêu đề thì hối phiếu vô giá trị)
(2) Địa điểm, ngày ký phát hối phiếu
- Địa điểm: Thông thường địa điểm ký phát hối phiếu chính là nơi ký phát hối phiếu hay có thể là một nơi khác (Vì nơi lập/cư trú của người ký phát hối phiếu có thể khác nhau)
- Ngày ký phát hối phiếu: Đây là nội dung quan trọng trong hối phiếu, là thời điểm xác định việc thanh lập hối phiếu, xác định năng lực pháp lý của người ký phát hối phiếu, đồng thời cũng là cơ sở để xác định kỳ hạn trả tiền của hối phiếu.
Ví dụ trong hối phiếu có ghi "Trả sau 60 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu" có nghĩa là kỳ hạn trả tiền của hối phiếu được tính từ ngày ký phát cho đến 60 ngày sau. Ngày ký phát hối phiếu là cơ sở để xác định thời hạn tối đa để xuất trình chứng từ đồng thời là cơ sở kiểm tra tính đồng nhất của bộ chứng từ.
Trong phương thức tín dụng chứng từ thông thường ngày lập hối phiếu không được trước ngày lập hóa đơn mở L/C và phải nằm trong ngày có hiệu lực của L/C.
(3) Số hiệu của hối phiếu
- Để thuận tiện cho việc gọi và tham chiếu khi cần thiết, mỗi hối phiếu đều được gán cho một số hiệu nhất định. Số hiệu do người ký phát hối phiếu đặt ra, được ghi sau chữ No.
(4) (7) Số tiền trên hối phiếu
- Là một số tiền nhất định phải được ghi rõ ràng chính xác bằng số(4) và ghi bằng chữ (7) trong văn bản hối phiếu. Số tiền ghi bằng số và bằng chữ trong hối phiếu phải khớp nhau, nếu không khớp nhau thì được quyền lựa chọn trong các trường hợp sau:
(5) Kỳ hạn trả tiền
- Là ngày mà người trả tiền có nhiệm vụ trả tiền.
- Có hai cách trả tiền: Trả ngay và trả sau một khoảng thời gian nhất định.
+ Trả ngay có nghĩa là việc trả tiền được thực hiện ngay sau khi nhìn thấy hối phiếu, sau khi hối phiếu được xuất trình đòi tiền người mua. Cho nên trên hối phiếu giữa hai từ At và "Sight" không có ghi số ngày.
Ví dụ: "at sight of the first Bill of exchange" (ngay sau khi nhìn thấy bản thứ nhất của hối phiếu).
+ Trả sau có nghĩa là việc trả tiền được thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định.
Có nhiều cách sau:
(6) Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện
- Hối phiếu là mệnh lệnh trả tiền chứ không phải là yêu cầu trả tiền. Điều này có nghĩa là việc trả tiền của hối phiếu không được gắn với bất cứ điều kiện nào, nếu có thì trở nên vô giá trị. Vì thế trên hối phiếu thường ghi câu:
Pay to order of.. .. (trả tiền theo lệnh của ...).
(8) Người hưởng lợi hối phiếu
Tên họ địa chỉ người hưởng lợi hối phiếu phải được ghi rõ ràng đầy đủ. Theo luật quản chế ngoại hối của nước ta người hưởng lợi hối phiếu là các ngân hàng thương mại kinh doanh ngoại hối được ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh.
(9) Người trả tiền hối phiếu
Tên họ người trả tiền hối phiếu phải được ghi rõ ràng cụ thể giống như tên đăng ký pháp nhân được ghi vào góc trái phía dưới vào chỗ có chữ "TO".
Địa điểm của người trả tiền hối phiếu phải được ghi rõ ràng trên hối phiếu. Nếu hối phiếu sử dụng phương thức tín dụng chứng từ thì sau chữ "TO" ghi tên ngân hàng mở L/C.
(10) Người ký phát hối phiếu
- Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát hối phiếu được ghi bên phải góc dưới của tờ hối phiếu.
Lưu ý: Chữ ký của người ký phát hối phiếu phải là chữ ký của người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật thể hiện ý chí cam kết của họ nên do chính tay người lập hối phiếu ký. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy đều không có giá trị pháp lý.
(11) Địa điểm trả tiền hối phiếu
- Địa điểm trả tiền của hối phiếu là địa điểm ghi trên tờ hối phiếu đó. Nếu không ghi rõ hoặc không ghi có thể lấy địa chỉ bên cạnh tên của người trả tiền làm địa điểm trả tiền.
Căn cứ theo thời gian thanh toán:
Căn cứ vào chứng từ kèm theo:
Căn cứ theo tính chất:
Căn cứ vào người ký phát:
Căn cứ theo chấp nhận hối phiếu:
Căn cứ vào loại tiền:
>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa học Khai báo Hải quan
Chấp nhận thanh toán hối phiếu
Hối phiếu sau khi được ký phát phải xuất trình cho người trả tiền để người trả tiền ký chấp nhận thanh toán, đặc biệt là hối phiếu có kỳ hạn.
Ký hậu hối phiếu
Hối phiếu có ký hậu là quá trình chuyển quyền sở hữu hối phiếu từ người thụ hưởng này sang người thụ hưởng khác.
Việc ký hậu hối phiếu được thực hiện bằng cách người ký hậu chuyển nó vào mặt sau của hối phiếu và giao cho người được chuyển nhượng.
Bảo lãnh hối phiếu
Hối phiếu là việc người thứ ba cam kết trả tiền cho người thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn thanh toán. Thông thường, người bảo lãnh hối phiếu là ngân hàng.
Kháng nghị
Khi đến hạn mà người trả tiền từ chối thực hiện thanh toán, người thụ hưởng phải chứng mình bằng văn bản cho việc từ chối. Người thụ hưởng phải nộp đơn kháng nghị không quá hai ngày làm việc sau khi lệnh chuyển tiền đến hạn thanh toán. Sau khi nộp đơn kháng nghị, người bị từ chối thanh toán phải thông báo trực tiếp cho người chuyển nhượng để yêu cầu thanh toán trong vòng 4 ngày làm việc, hoặc có thể yêu cầu người đã ký hậu hối phiếu chuyển nhượng hoặc yêu cầu thanh toán. Nếu không có văn bản kháng nghị việc từ chối trả tiền thì người được chuyển nhượng được miễn trách nhiệm thanh toán hối phiếu, nhưng người trả tiền và người ký phát hối phiếu vẫn phải chịu trách nhiệm trước người kháng cáo.
Chiết khấu hối phiếu
Chiết khấu hối phiếu là một nghiệp vụ ngân hàng. Người thụ hưởng hối phiếu xuất trình hối phiếu chưa thanh toán cho ngân hàng để được nhận tiền tiền ngay với giá thấp hơn số tiền trên hối phiếu.
Kỳ phiếu là giấy tờ hứa do người ký phát lập, cam kết hứa trả vô điều kiện một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác tại thời gian được quy định trong kỳ phiếu.
HỐI PHIẾU
KỲ PHIẾU
Giống
- Giấy tờ có giá trị do người ký phát lập nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với bên bị ký phát
- Có các nghiệp vụ: ký hậu chuyển nhượng, bảo lãnh thanh toán, chiết khấu, cầm cố
Khác
Bản chất
Công cụ đòi tiền
Công cụ hứa trả tiền
Người lập
Chủ nợ
Người nợ
Người thụ hưởng
Người ký phát hoặc người thứ 3 được chuyển nhượng
Người ghi trên kỳ phiếu hoặc người thứ 3 được chuyển nhượng
Số người ký phát
1 người tạo lập
1 hoặc nhiều người
Yêu cầu chấp nhận thanh toán
Có
Không
Thời gian phát hành
Sau khi thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng
Trước khi thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng
Phạm vi sử dụng
Thương mại
Thương mại và lĩnh vực khác
Số bản
Có thể hơn 1
1
Người bảo lãnh
Không cần thiết
Bắt buộc
Như vậy, với những thông tin được cung cấp trên bài viết, chắc chắn các bạn đã có thể hiểu rõ hối phiếu là gì và cách lập hối phiếu, thấy được những điểm chính của hối phiếu và lệnh phiếu. Nếu là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, chắc chắn hình thức vay nợ này sẽ rất hữu ích cho doanh nghiệp của bạn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Xuất nhập khẩu Lê Ánh nhé.
Hy vọng bài chia sẻ về các loại vận đơn của Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ hữu ích tới bạn đọc.
XNK Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu thực tế, bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Hotline: 0904848855
>>>>> Bài viết xem nhiều:
CCC Là Gì? Quy Trình Nhận Chứng Nhận Bắt Buộc Trung Quốc CCC
Sửa Đổi LC Chuyển Nhượng Trong Thanh Toán Quốc Tế
LSS Là Phí Gì
OPS Là Gì? Mô Tả Công Việc Nhân Viên Hiện Trường Xuất Nhập Khẩu
Nội dung Incoterms 2020
Link nội dung: https://suckhoegd.com/hoi-phieu-la-gi-so-sanh-hoi-phieu-va-lenh-phieu-a13975.html