Cách sơ cứu vết thương đúng kỹ thuật với từng loại thương tổn

Thống kê của Bộ Y tế năm 2018 cho thấy, cả nước có 1.226.704 trường hợp mắc tai nạn thương tích. Trong đó, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông chiếm gần 50%. Sơ cứu đúng kỹ thuật và kịp thời được xem là giải pháp quan trọng, không chỉ giúp hạn chế thương tổn mà còn cứu sống người bệnh trong gang tấc. Vậy, cách sơ cứu vết thương đúng kỹ thuật với từng loại thương tổn được thực hiện như thế nào?

Cách sơ cứu vết thương đúng kỹ thuật với từng loại thương tổn

Dấu hiệu người bị thương cần sơ cứu ngay

Sơ cứu vết thương đúng kỹ thuật cực kỳ quan trọng, nhất là những vết thương sâu, chảy nhiều máu, đe dọa tính mạng của nạn nhân. Thông thường, vết thương nhỏ có thể điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, những vết thương nghiêm trọng, chảy nhiều máu, nạn nhân phải được sơ cứu đúng kỹ thuật nhằm hạn chế thương tổn và bảo toàn tính mạng.

Sau đây là những dấu hiệu cho thấy người bị thương cần được sơ cứu ngay: (1)

Các loại vết thương thường gặp

Vết thương là một dạng thương tổn của cơ thể, xuất hiện khi lớp biểu bì (da) bị rách, cắt, trầy xước, đâm thủng hoặc chấn thương từ một lực tác động mạnh. Tùy vào vật gây thương tích mà mức độ tổn hại của vết thương khác nhau. Trường hợp chấn thương từ một lực quá mạnh có thể khiến bộ phận chịu tác động biến dạng, khuyết tật, thậm chí làm nạn nhân tử vong.

Vết thương chia thành 2 loại: vết thương hở và vết thương kín. Ở vết thương hở, lớp biểu bì rách khiến các mô bên trong tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Vết thương kín thì ngược lại, lớp biểu bì còn nguyên vẹn, các mô bên trong không tiếp xúc với môi trường ngoài.

Vết thương kín

Vết thương kín (hay chấn thương) là những tổn thương mô hoặc tụ máu dưới da, xuất hiện khi bề mặt cơ thể chịu tác động bởi 1 lực mạnh từ bên ngoài như: té ngã, va đập,… dẫn đến gãy xương, căng cơ, bong gân hoặc chấn thương phần mềm,… Vết thương kín kích thước nhỏ thường nhanh hồi phục, có thể điều trị tại nhà bằng các loại dầu xoa bóp hoặc thuốc bôi đặc trị. Trường hợp vết thương kín có kích thước lớn, sưng, đau dai dẳng, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị sớm.

Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý vết thương kín ở đầu, máu tụ không tan trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Vết thương kín gồm những thương tổn sau:

Vết thương hở

Vết thương hở là vết rách trên da khiến các mô bên trong lộ ra ngoài. Vết thương hở có thể do va đập, phẫu thuật hoặc những vật sắc nhọn gây ra. Một số vết thương hở có thể kể đến như: vết trầy xước, cắt, rách, vết đâm hoặc đạn bắn,…

Vết trầy xước

Vết thương do trầy xước xảy ra khi da cọ xát hoặc trượt trên bề mặt cứng, thô ráp. Vết trầy xước dù chảy máu ít nhưng cũng cần vệ sinh sạch sẽ, nhằm loại bỏ các dị vật, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Vết cắt

Vết cắt (hay vết rạch) thường do dụng cụ hoặc vật sắc nhọn gây ra. Vết cắt sâu có thể gây chảy máu nghiêm trọng.

Vết rách

Vết rách là vết hở nông hoặc sâu, xảy ra do tai nạn hoặc các sự cố liên quan đến dao, máy móc, dụng cụ sắc nhọn.

Vết đâm

Vết đâm là thương tổn một phần hoặc toàn bộ lớp da, thường gặp ở các vụ bạo lực, giẫm phải gai, đinh hoặc kim tiêm. Loại vết thương này có thể chảy nhiều máu, đe dọa đến tính mạng của nạn nhân. (2)

Vết đạn bắn

Vết thương do đạn bắn xuyên vào cơ thể, hình tròn. Loại vết thương này có thể làm tổn thương các cơ quan nội tạng.

Cách sơ cứu vết thương đúng kỹ thuật với từng loại thương tổn
Vết thương hở thường gặp.

Cách sơ cứu vết thương chi tiết A-Z

Sơ cứu vết thương rất quan trọng, nhất là vết thương sâu, chảy nhiều máu, đe dọa tính mạng của nạn nhân. Sơ cứu đúng cách và kịp thời sẽ góp phần hạn chế thương tổn, tăng cơ hội sống cho nạn nhân. Ngược lại, không được sơ cứu hoặc thực hiện thao tác sai có thể khiến tình trạng người bệnh thêm trầm trọng. Dưới đây là những cách sơ cứu vết thương chi tiết cần lưu ý: (3)

Nhận định

Kế hoạch

Cách sơ cứu vết thương đúng kỹ thuật với từng loại thương tổn
Các bước sơ cứu vết thương và những trường hợp cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Thực hiện

Sơ cứu vết thương kín

Hầu hết các vết thương kín, chẳng hạn như vết bầm tím có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:

Trường hợp chấn thương vùng đầu hoặc vết thương kín ở ngực, bụng,… nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Sơ cứu vết thương hở

Sơ cứu vết cắt

Sơ cứu vết rách

Sơ cứu vết rách cũng tương tự như vết thương hở. Với các vết rách nhỏ, thao tác sơ cứu được thực hiện như sau:

Với những vết rách lớn, cầm máu là việc làm ưu tiên hàng đầu, sau đó làm sạch, băng vết thương và đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Sơ cứu vết thương bị đâm xuyên

Với những vết thương bị đâm xuyên, cần nhanh chóng thực hiện cầm máu, băng vết thương bằng khăn sạch và chuyển nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không được rút các vật đâm xuyên ra khỏi cơ thể nạn nhân vì có thể làm vết thương thêm trầm trọng hoặc nhiễm trùng.

Sơ cứu vết thương súng bắn

Sơ cứu vết thương do súng bắn theo những bước sau:

Cách sơ cứu vết thương đúng kỹ thuật với từng loại thương tổn
Vết thương được sơ cứu đúng cách.

Lưu ý khi sơ cứu vết thương

Vết thương kín, chẳng hạn như những vết bầm nhẹ có thể điều trị tại nhà. Trường hợp té ngã, gặp sự cố do luyện tập, vận động, vết thương kín có kích thước lớn, sưng, đau dai dẳng. Đặc biệt là vết thương ở những vị trí nguy hiểm như: đầu, ngực, bụng, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị sớm, tránh biến chứng không đáng có.

Với những nạn nhân có vết thương hở, cần lưu ý một số điều sau:

Phòng ngừa tai nạn gây thương tích

Bộ Y tế thống kê, tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích ở nước ta hiện nay đến 11%, chỉ sau các bệnh tim mạch (18%) và bệnh truyền nhiễm (15%). Tai nạn thương tích đã và đang trở thành vấn nạn được toàn xã hội quan tâm, nhất là với trẻ em. Vì vậy, để phòng tránh tai nạn thương tích, mỗi người cần nâng cao ý thức, chủ động và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như:

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị cấp cứu, hồi sức và chăm sóc tích cực cho những bệnh nhân gặp chấn thương nặng, nguy kịch như: té ngã, sốc, suy hô hấp, suy đa cơ quan, suy thận, suy gan, hôn mê, nhiễm trùng huyết nặng, ngộ độc cấp,… Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo chuyên sâu, bài bản, có thể tiếp nhận và xử lý những trường hợp khẩn cấp. Đồng thời, phối hợp với tất cả các chuyên khoa một cách nhanh chóng, phác đồ điều trị được cá thể hóa cho từng người bệnh sẽ giúp bệnh nhân phục hồi sớm, mau về nhà.

Bài viết trên đã hướng dẫn cách sơ cứu vết thương đúng kỹ thuật với từng loại thương tổn. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp mọi người thêm hiểu và hỗ trợ nạn nhân gặp chấn thương nhanh chóng, kịp thời.

Link nội dung: https://suckhoegd.com/cach-so-cuu-vet-thuong-dung-ky-thuat-voi-tung-loai-thuong-ton-a13869.html