Cổ tức là một thuật ngữ quen thuộc trong thế giới tài chính, tuy nhiên với những nhà đầu tư mới thì đây là một “bài toán" khó. Vậy cổ tức là gì? Vì sao cổ tức lại quan trọng trong việc đầu tư? Mời bạn cùng MoMo tìm hiểu vai trò của cổ tức trong thị trường tài chính nhé.
Dựa theo Luật Doanh Nghiệp 2020 đưa ra thì cổ tức là khoản lợi nhuận ròng mà nhà đầu tư sẽ được hưởng trên mỗi cổ phần.
Dễ hiểu hơn thì một công ty sau khi đã hoàn thành hết các nghĩa vụ tài chính, phần lợi nhuận còn lại sẽ được chia cho các cổ đông đang đầu tư vào công ty đó. Công ty có thể trả cổ tức theo nhiều cách khác nhau, tùy vào tình hình tài chính của công ty.
Để hiểu hơn trả cổ tức là gì, mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết.
Như thông tin ở trên, trả cổ tức hay chia cổ tức là việc doanh nghiệp phân chia lợi nhuận cho các cổ đông, thường thì phân chia cổ tức sẽ được thực hiện ít nhất mỗi năm một lần. Lưu ý, các cổ đông sẽ nhận lợi nhuận khác nhau, dựa vào tỷ lệ cổ phần mà người đó đã đóng góp cho doanh nghiệp.
Về phía cổ đông, để được chia cổ tức thì ban đầu nhà đầu tư phải mua cổ phiếu của doanh nghiệp để nắm giữ cổ phần. Các nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu từ những công ty có tiềm năng với hy vọng sẽ nhận được tiền lãi từ khoản đầu tư này. Vì thế, việc các công ty trả cổ tức cho nhà đầu tư cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty phát triển và có lãi.
Bạn cũng nên lưu ý rằng doanh nghiệp sẽ không đưa toàn bộ lợi nhuận để chia cổ tức, lợi nhuận này sẽ được chia thành nhiều phần nhỏ để tái đầu tư, lập quỹ dự phòng…. Cuối cùng mới là được sử dụng để chia cổ tức.
Thông thường công ty sẽ trả cổ tức theo 2 hình thức: tiền mặt và cổ phiếu.
Đây là cách mà công ty chia lợi nhuận cho các cổ đông dưới dạng tiền mặt. Cổ tức sẽ được biểu thị dưới dạng số tiền cố định trên mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10.000đ.
Ví dụ: Công ty H thực hiện chi trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Như vậy, cứ một cổ phiếu của công ty sẽ nhận được 10.000 x 5% = 500đ. Nếu cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ nhận được 1.000 x 500 = 500.000đ.
Đây là khi các công ty chia cổ tức dưới dạng cổ phiếu bổ sung thay vì tiền mặt. Số lượng cổ phiếu bổ sung mà cổ đông nhận được sẽ dựa trên số lượng cổ phiếu họ sở hữu.
Ví dụ: Công ty E chia cổ tức 10% bằng cổ phiếu, nếu nhà đầu tư đang sở hữu 100 cổ phiếu của công ty E thì sẽ được nhận thêm 10 cổ phiếu.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu, thì thực tế tiền vẫn ở lại trong công ty và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư đối với công ty sẽ không thay đổi và có thể nhà đầu tư sẽ không được tăng lợi ích.
Ngược lại, đối với tiền mặt, mặc dù tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư không thay đổi nhưng sau khi nhận cổ tức bằng tiền mặt thì bạn có thể dùng số tiền này để tái đầu tư để tăng tỷ lệ sở hữu.
Đây chính là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư có thể nhận được từ cổ tức khi đầu tư cổ phiếu. Công thức sẽ là:
Tỷ suất cổ tức là một chỉ số để đo lường "lợi tức" mà bạn có thể kiếm được từ việc đầu tư vào cổ phiếu. Nói một cách khác, tỷ suất cổ tức cho biết phần trăm của lợi nhuận mà một công ty trả lại cho bạn dưới dạng cổ tức so với giá bạn đã trả để mua cổ phiếu đó.
Ví dụ: Nếu một công ty trả cổ tức hàng năm là 10.000đ mỗi cổ phiếu và giá cổ phiếu hiện tại là 200.000đ, tỷ suất cổ tức của công ty đó sẽ là: (10.000/200.000)x100%= 5%.
Điều này có nghĩa là nếu bạn đầu tư 200.000đ vào cổ phiếu đó, bạn sẽ nhận được 10.000đ cổ tức hàng năm, tương đương với 5% lợi nhuận.
Lịch chia cổ tức của mỗi công ty sẽ khác nhau, có thể chia thành nhiều kỳ trong năm. Thông thường, các công ty sẽ trả cổ tức sau khi họp Đại hội cổ đông vào tháng 4 hoặc tháng 5, tháng 9, tháng 12 hằng năm.
Sau khi đã trả cổ tức, giá cổ phiếu thường sẽ được điều chỉnh để phù hợp với tỷ lệ chi trả cổ tức. Đây chính là thời điểm vàng để nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu vì giá sẽ thấp hơn bình thường. Vì thế bạn nên nắm rõ khung thời gian chia cổ tức của các doanh nghiệp để chớp lấy thời cơ.
Tuy thời gian trả cổ tức có thể khác nhau, nhưng các doanh nghiệp vẫn phải làm theo những quy định của pháp luật về điều kiện cũng như quy trình trả cổ tức. Luật Doanh Nghiệp 2022 đã đưa ra những yêu cầu như sau:
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp chỉ được phép chia cổ tức khi đã đáp ứng đủ những điều kiện sau:
Theo Khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thực hiện chi trả cổ tức theo 5 bước như sau:
Theo quy định của nhà nước, các khoản thu nhập từ cổ tức phải nộp thuế thu nhập cá nhân 5% trên tổng thu nhập.
Ví dụ: Nếu công ty trả cổ tức bằng tiền mặt với giá trị là 500đ/cổ phiếu, thì nhà đầu tư sẽ chỉ nhận được 474đ/cổ phiếu.
Tuy nhiên, nếu công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu thì nhà đầu tư chưa phải nộp thuế cá nhân từ đầu tư vốn. Bạn sẽ chỉ cần nộp thuế khi chuyển nhượng cổ phiếu với mức khấu trừ 5% (chưa bao gồm thuế thu nhập cá nhân với thu nhập từ chứng khoán).
Khi mua cổ phiếu để nhận cổ tức, có một số điều quan trọng bạn cần lưu ý:
Kết
Việc đầu tư vào cổ phiếu dù theo chiến lược cổ tức hay bất kỳ chiến lược đầu tư nào cũng đều đòi hỏi một lượng lớn kiến thức, kinh nghiệm và thời gian. Những kiến thức này sẽ giúp bạn đầu tư một cách hiệu quả và tạo ra lợi nhuận bền vững trong thời gian dài.
Tuy nhiên, bạn cũng phải có kế hoạch dự phòng những rủi ro trong tương lai cũng như thường xuyên cập nhập thị trường đầu tư để có lối đi đúng đắn.
Nếu bạn là những nhà đầu tư mới, bạn có thể bắt đầu hành trình của mình với Sàn Đầu Tư trên Ứng dụng MoMo.
Đây là một tính năng giúp bạn nắm được các xu hướng đầu tư, chọn được cho mình khẩu vị đầu tư phù hợp. Để bạn phân bổ nguồn vốn cũng như trải nghiệm đầu tư với nhiều sản phẩm khác nhau, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
Một số sản phẩm tài chính trên Sàn Đầu Tư: Chứng Chỉ Quỹ, Tiết Kiệm Online, Túi Thần Tài.
Quyền lợi khi tham gia Sàn Đầu Tư trên MoMo:
877_0000_3.png
Đừng quên tham gia "Cộng Đồng Đầu Tư" trên MoMo
Cách 1: Chọn mục "Cộng Đồng" ở phía dưới màn hình > nhấn "Tham gia"
Cách 2: Tại thanh tìm kiếm của MoMo > nhập từ khóa "Cộng Đồng Đầu Tư" > nhấn Tham gia.
Xem thêm nhiều kiến thức và thông tin thị trường, đầu tư thú vị tại đây
Mọi thắc mắc người dùng có thể liên hệ qua:
Link nội dung: https://suckhoegd.com/co-tuc-la-gi-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-co-tuc-a13668.html