Giải mã ngành Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Ngành kinh tế phát triển có tên tiếng Anh là Development Economics. Đây là ngành mà người học sẽ có cơ hội học hỏi rất nhiều kiến thức về kinh tế, khoa học xã hội,… Ngành học tập trung vào nghiên cứu và khám phá, giải thích sự tăng trưởng và xu hướng phát triển kinh tế thế giới. Qua quá trình tìm hiểu, phân tích, ngành nghề sẽ giúp các bạn sinh viên biết được cơ sở lý thuyết và thực tiễn về sự phát triển kinh tế quốc tế, điều mà các quốc gia đang trên đà phát triển có thể nhìn vào để cải thiện những gì mình còn thiếu sót. Từ đó tìm ra đúng lối đi riêng giúp kinh tế đất nước phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Hãy cùng chúng tôi gặp gỡ và trò chuyện cùng PGS.TS Nguyễn An Thịnh - Trưởng khoa Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN để tìm hiểu chi tiết về ngành học luôn đi cùng với xu hướng của nền kinh tế này.

Giải mã ngành Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Phóng viên: Với tên gọi “Kinh tế phát triển", thầy đánh giá thế nào về tiềm năng phát triển cũng như vị trí, vai trò của ngành học trong xã hội?

PGS.TS Nguyễn An Thịnh:

Kinh tế phát triển là ngành khoa học kinh tế nghiên cứu về quá trình tăng trưởng và phát triển của các nền kinh tế, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa và biến đổi toàn cầu. Thị trường lao động hiện nay có nhu cầu cao về nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực kinh tế phát triển do tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, dẫn đến nhu cầu giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ngày càng phức tạp, đòi hỏi có sự phân tích và giải pháp khoa học. Một lý do nữa là sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, mở ra nhiều cơ hội mới cho người học tốt nghiệp ngành Kinh tế Phát triển trong thu thập và xử lý dữ liệu hiệu quả hơn, phát triển các mô hình kinh tế tiên tiến hơn, nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng. Trong bối cảnh nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao, các quốc gia cần có đội ngũ chuyên gia am hiểu về kinh tế quốc tế, kinh tế vĩ mô và kinh tế phát triển để có thể cạnh tranh hiệu quả trên thị trường toàn cầu.

Hiện nay, nhà trường đang thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo ngành Kinh tế phát triển bao gồm những khối kiến thức, kỹ năng nào? Phương pháp đào tạo chung của ngành và các chuyên ngành có gì nổi bật?

PGS.TS Nguyễn An Thịnh:

Để xây dựng chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã lựa chọn bốn nhóm bên liên quan tham gia vào cuộc khảo sát, bao gồm: Nhà tuyển dụng trong lĩnh vực kinh tế; Giảng viên đang giảng dạy, nghiên cứu về kinh tế học, kinh tế phát triển tại các Trường Đại học thuộc khối ngành kinh tế; Sinh viên đang tham gia chương trình đào tạo cử nhân kinh tế phát triển; cựu sinh viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân kinh tế phát triển.

Những điểm nổi bật về ngành và các chuyên ngành của chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế phát triển:

Thứ nhất, cấu trúc chương trình đào tạo và các học phần được tham khảo từ chương trình đào tạo Cử nhân chất lượng cao ngành Kinh tế và Phát triển Quốc tế của Trường Đại học Sussex (Vương quốc Anh) là cơ sở đào tạo đại học số 1 thế giới về Nghiên cứu phát triển.

Thứ hai, 28/96 tín chỉ thuộc khối kiến thức khối ngành, nhóm ngành và ngành đào tạo bằng Tiếng Anh (29%).

Thứ ba, khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học. Không bắt buộc song khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học bằng nhiều hình thức khác nhau bao gồm cả tiếng Anh.

Giải mã ngành Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHNKhoa Kinh tế Phát triển đãhoàn thành thủ tục kiểm định và được cấp giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng Chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành Kinh tế Phát triển.

Thứ tư, chú trọng thực hành bằng tăng cường các học phần về phương pháp và kỹ thuật phân tích dữ liệu.

Thứ năm, chú trọng thực tập và thực tế. Bao gồm kiến tập năm 1 (2 tín chỉ) và thực tập chuyên ngành năm 2 và năm 3 (4 tín chỉ).

Thứ sáu, chương trình đào tạo có tính liên ngành rộng và chuyên ngành sâu. Các học phần chuyên sâu bao gồm kinh tế vi mô chuyên sâu, kinh tế vĩ mô chuyên sâu, kinh tế phát triển chuyên sâu, kinh tế lượng nâng cao, phân tích dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh,… Bổ sung các học phần quản lý, quản trị, thương mại quốc tế. Lựa chọn chuyên sâu được mở rộng bao gồm học tập chuyên ngành, thực tập năm 2 và năm 3, niên luận và khóa luận tốt nghiệp theo 3 chuyên ngành: Phân tích dữ liệu kinh tế và chính sách; Kinh tế tài nguyên, môi trường và bất động sản; Kinh tế du lịch và dịch vụ.

Sinh viên Kinh tế phát triển khi tốt nghiệp cũng cần đáp ứng được chuẩn đầu ra về kiến thức và chuẩn đầu ra về kỹ năng:

Chuẩn đầu ra về kiến thức: bao gồm khối kiến thức chung, kiến thức theo lĩnh vực, kiến thức theo khối ngành, kiến thức theo nhóm ngành, kiến thức ngành và chuyên ngành.

Chuẩn đầu ra về kỹ năng: bao gồm kỹ năng chuyên môn (Kỹ năng thu thập và phân tích thông tin kinh tế và chính sách; Vận dụng được các kiến thức về kinh tế học để giải quyết các vấn đề kinh tế phát triển nảy sinh trên thực tế; Áp dụng được một trong số các phần mềm thống kê chuyên dụng (SPSS, STATA, EVIEW, R,…) vào phân tích các dữ liệu kinh tế phục vụ nghiên cứu khoa học và ra quyết định), kỹ năng bổ trợ (các kỹ năng cá nhân, làm việc theo nhóm, quản lý và lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ). Đối với kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ, yêu cầu có thể giao tiếp và trình bày được một bài phát biểu bằng tiếng Anh về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành Kinh tế Phát triển; Trình độ tương đương bậc 4 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Phóng viên: Sinh viên học ngành Kinh tế phát triển sẽ nắm sứ mệnh gì trong nhiệm vụ phát triển đất nước nói chung? Theo đó, người học sẽ có cơ hội làm việc ở những vị trí, tổ chức đơn vị nào?

PGS.TS Nguyễn An Thịnh:

Với sự phát triển của xu hướng kinh tế xanh, kinh tế môi trường, kinh tế tài nguyên được đặt trong mục tiêu phát triển bền vững, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế phát triển của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đang nắm trong tay cơ hội có việc làm đúng xu thế. Học ngành Kinh tế phát triển sinh viên sẽ đạt được các kỹ năng thiết yếu bao gồm: khả năng ngoại ngữ và khả năng lãnh đạo; kỹ năng khai phá dữ liệu; thái độ nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp; năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán, thuyết phục; khả năng thích ứng, lập kế hoạch hoạt động và quản lý thời gian hiệu quả.

Theo học ngành Kinh tế phát triển, sinh viên sẽ được tiếp cận, mở rộng kiến thức về cả lý thuyết lẫn thực hành trong lĩnh vực kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh tế tài nguyên và môi trường, chính sách công,… Đặc biệt, các bạn sẽ nắm được hệ thống lý thuyết về kinh tế, phương pháp khai phá dữ liệu, hoạch định chính sách,… để áp dụng giải quyết những vấn đề doanh nghiệp gặp phải trên hành trình phát triển của mình. Bên cạnh đó, các bạn học sinh còn được bổ sung kỹ năng mềm như khả năng ngoại ngữ, đàm phán, lên kế hoạch, giao tiếp tốt,… để sau khi tốt nghiệp có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh công việc.

Sinh viên theo học ngành Kinh tế phát triển sau khi ra trường có thể làm việc tại:

- Các tập đoàn kinh tế trong nước và quốc tế như: các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, cơ quan phát triển quốc tế.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các tổ chức công, cơ quan quản lý nhà nước.

- Nghiên cứu và giảng dạy tại các viện nghiên cứu và trường đại học trong và ngoài nước.

- Khởi nghiệp kinh doanh.

Giải mã ngành Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Phóng viên: Thầy có thể kể tên các chuyên ngành chuyên sâu hiện đang đào tạo tại khoa?

Các cơ hội và vị trí việc làm cho từng chuyên ngành chuyên sâu mà khoa đang đào tạo?

PGS.TS Nguyễn An Thịnh:

Hiện khoa Kinh tế phát triển tập trung đào tạo 3 chuyên ngành chuyên sâu, đó là: Phân tích dữ liệu Kinh tế và chính sách; chuyên ngành Kinh tế du lịch và dịch vụ; Kinh tế tài nguyên môi trường và bất động sản.

Giải mã ngành Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Chuyên ngành đào tạo Phân tích dữ liệu Kinh tế và chính sách: hiện nay thị trường có nhu cầu cao về chuyên gia phân tích dữ liệu trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán,… Sinh viên Kinh tế phát triển tốt nghiệp chuyên ngành này có cơ hội làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, cơ hội làm việc ở nước ngoài. Các vị trí việc làm phù hợp là cán bộ quản lý các cấp, chuyên viên phân tích dữ liệu, nhà khoa học dữ liệu, chuyên gia kinh tế, chuyên gia chính sách, giảng viên.

Giải mã ngành Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Chuyên ngành đào tạo Kinh tế du lịch và dịch vụ: hiện nay thị trường có nhu cầu cao về nhân lực trong ngành du lịch và dịch vụ, đặc biệt là sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát. Sinh viên theo học chuyên ngành này có cơ hội làm việc trong các lĩnh vực quản lý kinh doanh lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các ngành nghề dịch vụ khác.

Giải mã ngành Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Chuyên ngành đào tạo Kinh tế tài nguyên môi trường và bất động sản: chuyên ngành đào tạo này giải quyết nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên môi trường và bất động sản do các vấn đề về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và khan hiếm tài nguyên. Sinh viên học chuyên ngành này có cơ hội làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp tư nhân, làm việc trong các dự án phát triển bền vững trong và ngoài nước.

Giải mã ngành Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Phóng viên: Theo thầy đâu là điểm “khác biệt" của ngành Kinh tế phát triển của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN?

PGS.TS Nguyễn An Thịnh:

Ngành Kinh tế phát triển đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN có 04 điểm khác biệt:

-Thứ nhất, chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu, quốc tế hóa và thực tiễn bao gồm 03 chuyên ngành: Phân tích dữ liệu kinh tế và chính sách; Kinh tế tài nguyên môi trường và bất động sản; Kinh tế du lịch và dịch vụ. Sinh viên được học tập và nghiên cứu các lĩnh vực hiện đại nhất về kinh tế hiện nay, gồm kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, thống kê kinh tế, kinh tế công cộng, chính sách công, kinh tế tài nguyên và môi trường, kinh tế học phát triển bền vững, kinh tế bất động sản.

- Thứ hai, chương trình của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN được xây dựng dựa trên nền tảng chương trình đào tạo Cử nhân chất lượng cao ngành Kinh tế và Phát triển quốc tế, văn bằng Cử nhân danh dự của Đại học Sussex (Vương quốc Anh). Tổng số 28/96 tín chỉ thuộc khối kiến thức khối ngành, nhóm ngành và ngành được giảng dạy bằng Tiếng Anh.

- Thứ ba, chương trình đào tạo ngành Kinh tế phát triển hướng tới đào tạo công dân toàn cầu, có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo, tư duy rộng mở, sáng tạo đột phá trong giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay, có khả năng phát triển thích ứng trong môi trường doanh nghiệp năng động. Sinh viên ngành Kinh tế phát triển năm thứ tư có thể tiếp tục đăng ký học chuyển tiếp và nhận bằng đại học tại một số trường đại học ở các nước phát triển. Thực tế nhiều cử nhân ngành Kinh tế phát triển được học bổng du học của các Trường đại học tiên tiến trên thế giới.

- Thứ tư, đội ngũ giảng viên ngành Kinh tế phát triển với 90% giảng viên tốt nghiệp tại các trường hàng đầu của thế giới tại Hoa Kỳ, Australia, Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong đó trên 80% giảng viên có trình độ GS, PGS, tiến sĩ. Hàng năm có các giáo sư nước ngoài nổi tiếng thế giới sang Trường nghiên cứu và giảng dạy cho sinh viên.

Doanh nghiệp đánh giá thế nào về chất lượng nhân sự trong lĩnh vực kinh tế hiện nay? Trên cơ sở đó, cử nhân ngành Kinh tế phát triển sẽ giải quyết được bài toán nào trong xã hội nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng?

PGS.TS Nguyễn An Thịnh:

Kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế phát triển tại Khoa cho thấy:

- Thứ nhất, xã hội có nhu cầu cao đối với chương trình đào tạo cử nhân kinh tế phát triển.

- Thứ hai, chuẩn đầu ra về kiến thức và kỹ năng được đánh giá là phù hợp và cần thiết với chương trình đào tạo cử nhân kinh tế phát triển.

- Thứ ba, các tiêu chí liên quan đến hoạt động giảng dạy cũng được cho là cần thiết và hợp lý.

- Thứ tư, các điều kiện để đảm bảo chất lượng giảng dạy cũng được cho là rất quan trọng.

Thầy có thể cho biết, để theo đuổi được ngành học này, sinh viên cần có những tố chất, năng lực, kỹ năng như thế nào?

PGS.TS Nguyễn An Thịnh:

Sinh viên cần có năng lực nhận diện, phân tích, tổng hợp, đánh giá, đề xuất giải pháp một cách khoa học, logic và sáng tạo, nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề về kinh tế và phát triển;

Có kỹ năng thực hành tốt để có thể lập kế hoạch, hoạch định, tổ chức và thực thi các chính sách phát triển, phân tích dữ liệu kinh tế và chính sách, hoạch định chính sách và hoạch định phát triển, lãnh đạo tổ chức công và doanh nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

Có phẩm chất đạo đức tốt, có tham vọng, hoài bão thúc đẩy sự phát triển;

Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao hơn trong lĩnh vực kinh tế và phát triển.

Phóng viên: Được biết sinh viên Kinh tế phát triển rất mạnh về Nghiên cứu khoa học và luôn được hỗ trợ để đạt được những học bổng danh giá trong quá trình học tập. Thầy có thể cho độc giả được biết về các hoạt động này của Khoa?

PGS.TS Nguyễn An Thịnh:

Tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, Khoa Kinh tế phát triển luôn tạo cơ hội và hỗ trợ, hướng dẫn cho sinh viên nghiên cứu khoa học để hình thành và phát triển kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng rất quan trọng cho quá trình làm việc sau này. Sinh viên có thể thực hiện các nghiên cứu cá nhân; tham gia vào các đề tài/dự án của giảng viên. Ngoài ra, sinh viên ngành Kinh tế phát triển có cơ hội nhận học bổng nghiên cứu khoa học, học bổng thực tập nước ngoài do chính giảng viên Khoa thu hút. Từ năm học 2020-2021, ba trường đại học của Canada và Đài Loan cam kết cấp học bổng cho riêng sinh viên ngành Kinh tế phát triển thực hiện nghiên cứu khoa học, thực hiện khóa luận tốt nghiệp và thực tập hè tại nước ngoài.

Giải mã ngành Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHNSinh viên Khoa Kinh tế phát triển vinh dự nhận học bổng Laval cho khoá học Thạc sĩ ngay khi còn ngồi trên giảng đường đại học

Hiện nay Khoa Kinh tế phát triển đã ký thỏa thuận hợp tác với các trường đại học hàng đầu của Canada, Hàn Quốc, Thái Lan và Đài Loan trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy và hỗ trợ sinh viên.Bên cạnh nguồn tài trợ nước ngoài, sinh viên Khoa Kinh tế phát triển cũng nhận được sự hỗ trợ về tài chính của nhiều doanh nghiệp và tổ chức phát triển trong nước cho học bổng và các hoạt động của sinh viên.

Về nghiên cứu khoa học, Thầy và trò khoa Kinh tế phát triển đã đạt được nhiều thành tích và giải thưởng đáng nể: giải Nhất cấp Trường Đại học Kinh tế, giải Nhì cấp ĐHQGHN và giải Nhất của cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - Euréka trong lĩnh vực Kinh tế năm 2021; Giải nhất cuộc thi VNU-INNOVATION START-UP 2021 với dự án “Smart Green Education” của nhóm thí sinh đến từ Đội thi GREEDU; dự án GreenSchool Vietnam của nhóm sinh viên Khoa Kinh tế phát triển vào top 40 đội thi tại Hội nghị Quốc tế “Lãnh đạo trẻ môi trường toàn cầu 2021” (Actions for Earth - Global Leaders Challenge 2021),…

Giải mã ngành Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHNThầy và trò khoa Kinh tế phát triển đã đạt được nhiều thành tích và giải thưởng đáng nể: giải Nhất cấp Trường Đại học Kinh tế, giải Nhì cấp ĐHQGHN và giải Nhất của cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - Euréka trong lĩnh vực Kinh tế
Giải mã ngành Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHNSinh viên Khoa Kinh tế Phát triển luôn được các thầy cô cho tham gia các Dự án Hợp tác Quốc tế và được trở thành đồng tác giả của những công bố kết quả nghiên cứu trên Tạp chí SCOPUS

Bên cạnh những hoạt động ngoại khóa chung của trường, khoa cũng tổ chức thường xuyên các hoạt động sôi nổi và hấp dẫn cho sinh viên. Với sự năng động, trẻ trung, sinh viên theo học ngành Kinh tế phát triển sẽ được tiếp cận với cách tư duy mới, hiện đại để có thể nâng cao những kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được phát triển nhiều kỹ năng cá nhân và tư duy khoa học. Ngoài ra, hàng năm Nhà trường và Khoa tổ chức rất nhiều chuyến studytour, các chương trình trao đổi học tập (1 học kỳ) ở trong nước và nước ngoài. Điển hình là các chương trình trao đổi tại các Trường Đại học lớn ở Đức, Ba Lan, Hàn Quốc, Đan Mạch,...và rất nhiều sinh viên Kinh tế phát triển đã tham gia các khoá study tour rất bổ ích này.

Giải mã ngành Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHNSinh viên Kinh tế phát triển khám phá, trải nghiệm các vùng đất mới trong các chuyến trao đổi sinh viên quốc tế

Phóng viên: Bên cạnh học bổng và nghiên cứu khoa học, được biết, điểm mạnh của Khoa Kinh tế phát triển nói riêng cũng như của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN nói chung đó là mạng lưới đối tác quốc tế, lớp học xuyên biên giới…Thầy có thể cho biết định hướng của Khoa khi xây dựng các lớp học đặc biệt như này dành cho người học?

PGS.TS Nguyễn An Thịnh:

Khoa Kinh tế Phát triển - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN với mạng lưới đối tác quốc tế là các giảng viên, nhà khoa học đến từ các trường đại học lớn, hàng năm trong các học kỳ, sinh viên của Khoa sẽ được thường xuyên tham gia học tập tại các lớp học quốc tế, qua đó vừa tạo điều kiện cho sinh viên trao đổi kiến thức học thuật mà còn nuôi dưỡng sự hiểu biết đa văn hóa giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Các lớp học như này hứa hẹn sẽ làm phong phú hơn nữa diễn đàn học thuật và thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển trong việc theo đuổi kiến thức, học tập của sinh viên Khoa Kinh tế phát triển nói riêng và của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN nói chung.

Giải mã ngành Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHNSinh viên khoa Kinh tế phát triển thường xuyên được tham gia các lớp học quốc tế trong quá trình học

Phóng viên: Theo thầy làm cách nào để các bạn học sinh xác định mình có phù hợp với ngành kinh tế phát triển hay không?

Các bạn cần dựa vào một số yếu tố nhất định. Để thành công trên con đường sự nghiệp với ngành kinh tế phát triển, các bạn cần có những tố chất riêng. Theo tôi, việc đầu tiên là các em cần phải có “đam mê”. Đó là đam mê học hỏi, nghiên cứu về nền kinh tế. Luôn đặt ra câu hỏi tại sao nền kinh tế luôn có sự biến động chứ không bao giờ “giậm chân tại chỗ”. Một người đam mê nghiên cứu, tìm tòi sẽ tự trau dồi cho mình nhiều kiến thức, áp dụng vào công việc để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Ngoài ra, các bạn cần có khả năng phân tích dữ liệu, thu thập thông tin nhanh, chính xác; kỹ năng ngoại ngữ thành thạo để có thể nắm bắt được các thông tin của các nền kinh tế khác trên thế giới…Với tinh thần đó, tôi tin rằng dù ứng tuyển vị trí nào trong ngành kinh tế phát triển, bạn cũng có những thành công nhất định.

Xin cảm ơn thầy về cuộc trờ chuyện với những thông tin rất chi tiết và bổ ích về ngành Kinh tế phát triển và các chuyên ngành chuyên sâu!

Năm 2024, Ngành Kinh tế Phát triển - Mã ngành QHE45 tuyển sinh 310 chỉ tiêu và có 3 chuyên ngành chuyên sâu cho sinh viên lựa chọn:

- Phân tích dữ liệu Kinh tế & Chính sách

- Kinh tế Tài nguyên môi trường & Bất động sản

- Kinh tế Du lịch & Dịch vụ

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã mở rộng tối đa cánh cửa ĐỖ ĐẠI HỌC SỚM cho thí sinh khi xét tuyển bằng nhiều phương thức xét tuyển sớm

Đăng kí ngay để được tư vấn sớm trở thành sinh viên UEB:

Đăng ký xét tuyển ngay: xettuyendaihoc.ueb.edu.vn

UEB - nơi chắp cánh ước mơ cho bạn trở thành những công dân toàn cầu tài năng, thành đạt!

Link nội dung: https://suckhoegd.com/giai-ma-nganh-kinh-te-phat-trien-truong-dai-hoc-kinh-te-dhqghn-a13337.html