Cách quy đổi tiền đô sang tiền Việt Nam là như thế nào?

1. Cách quy đổi tiền đô sang tiền Việt Nam

Trước khi quy đổi tiền đô (Đô la Mỹ, Đô la Úc, Đô la Singapore…) nói riêng và các ngoại tệ khác nói chung thì cần phải biết tỷ giá của đồng tiền đó với đồng tiền Việt Nam (VND); sau đó, lấy số tiền cần quy đổi x tỷ giá.

1.1. Quy đổi tiền đô la Mỹ sang tiền Việt Nam

Ví dụ 1: Tỷ giá Đô la Mỹ (USD)/Việt Nam đồng (VND) là 24.350,00. Như vậy, 1.000 USD = 24.350,00 x 1.000 = 24.350.000 VND.

1.2.Quy đổi tiền đô la Úc sang tiền Việt Nam

Ví dụ 2: Tỷ giá Đô la Úc (UAD)/Việt Nam đồng (VND) 16.089,51. Như vậy, 1.000 UAD = 16.089,51 x 1.000 = 16.089.510 VND.

1.3.Quy đổi tiền đô la Singapore sang tiền Việt Nam

Ví dụ 3: Tỷ giá Đô la Singapore (SGD)/Việt Nam đồng (VND) 18.238,27. Như vậy, 1.000 SGD = 18.238,27 x 1.000 = 18.238.270 VND.

new.gif Cập nhật tỷ giá Ngân hàng Nhà nước 24/7

Cách quy đổi tiền đô sang tiền Việt Nam là như thế nào?

Cách quy đổi tiền đô sang tiền Việt Nam (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)

2. Lưu ý

Việc quy đổi các ngoại tệ khác sang tiền Việt Nam được thực hiện tương tự các ví dụ nêu trên. Tỷ giá ngoại tệ là thay đổi theo thời gian (ở từng thời điểm khác nhau thì không giống nhau), khi mua, bán ngoại tệ thì người dân, doanh nghiệp cần liên hệ với các ngân hàng thương mại, tổ chức được phép mua, bán ngoại tệ để biết tỉ giá mua, bán ngoại tệ cụ thể ở thời điểm đó.

Điều 6. Giải thích từ ngữ - Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:

a) Nhận tiền gửi;

b) Cấp tín dụng;

c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

2. Ngoại hối bao gồm:

a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

d) Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

3. Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.

4. Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong Bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

5. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.

6. Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch ngắn hạn về vốn.

7. Giao dịch ngắn hạn là giao dịch với kỳ hạn dưới 12 tháng các giấy tờ có giá.

8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

9. Hệ thống thanh toán quốc gia là hệ thống thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành.

10. Dịch vụ trung gian thanh toán là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.

11. Thanh tra ngân hàng là hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

12. Giám sát ngân hàng là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Link nội dung: https://suckhoegd.com/cach-quy-doi-tien-do-sang-tien-viet-nam-la-nhu-the-nao-a12451.html