Khái niệm, phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Khái niệm, phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Khái niệm, phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Khái niệm, phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Theo Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác (ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC), chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán được định nghĩa như sau:

- Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

- Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.

Mục đích của chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác

Mục đích của chuẩn mực số 14 dùng để quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Trên thị trường giao thương sẽ thường nghe thấy thuật ngữ chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại.

Theo đó, hai thuật ngữ này sẽ được phân biệt dựa trên các tiêu chí như sau:

Tiêu chí

Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thanh toán

Khái niệm

Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng Chiết khấu thanh toán được hạch toán khi khách hàng thanh toán trong hoặc trước thời hạn mà 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.

Nội dung

Chiết khẩu thương mại phản ánh phần chiết khấu mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc thanh toán cho người mua hàng do họ đã mua hàng hóa với khối lượng lớn đã ghi trên hợp đồng kinh tế thỏa thuận về chiết khấu thương mại.

Chiết khấu thanh toán không được ghi giảm giá trên hóa đơn bán hàng. Đây là một khoản chi phí tài chính công ty chấp nhận chi cho người mua. Người bán lập phiếu chi, người mua lập phiếu thu để trả và nhận khoản chiết khấu thanh toán. Các bên căn cứ chứng từ thu, chi tiền để hạch toán kế toán và xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

Cách hoạt toán

Chiết khấu thương mại được hạch toán khi khách hàng mua với số lượng lớn, đạt hoặc vượt định mức mà bên bán đặt ra.

- Số chiết khấu thương mại thực tế phát sịnh tại bên bán:

+ Nợ TK 521 ( chiết khấu thương mại); Nợ TK 3331 (thuế VAT)

+ Có TK 111/112/131

+ Kết chuyển: Nợ TK 511; Có TK 521

- Đối với bên mua hàng: Nợ TK 111/112/331; Có TK 156Có TK 1331

Cách hạch toán:

- Đối với bên bán:

+ Nợ 635

+ Có 131 (Nếu giảm trừ công nợ); Có 111 (Nếu trả lại tiền)

- Đối với bên mua:

+ Nợ 331 (Nếu giảm trừ công nợ); Nợ 111 (Nếu nhận tiền mặt)

+ Có 515

Chú ý: Chiết khấu thanh toán được tính trên số tiền thanh toán nên bao gồm cả thuế GTGT

Giảm trừ

Chiết khấu thương mại được giảm trừ trực tiếp trên hóa đơn hoặc xuất hóa đơn điều chỉnh giá cho các hóa đơn trước đó. Do vậy, chiết khấu thương mại được giảm trừ thuế GTGT lẫn thuế TNDN.

Chiết khấu thanh toán không được giảm trừ vào doanh thu (tức không được giảm thuế GTGT) nhưng được đưa vào chi phí hoạt động tài chính (được giảm trừ thuế TNDN). Bên nhận chiết khấu thanh toán ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính (xem phần hạch toán theo hướng dẫn Thông tư 200/2014/TT-BTC).

Link nội dung: https://suckhoegd.com/khai-niem-phan-biet-chiet-khau-thuong-mai-va-chiet-khau-thanh-toan-a12253.html